Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Tết Âm Lịch

Tác dụng thần kỳ của cà gai leo

Cà gai leo từ lâu đã được nhân dân ta sử dụng để trị cho người bị bệnh vàng da, đau hạ sườn , viêm gan B, dùng làm nước giải độc rượu bia…Vậy tác dụng cụ thể của nó là gì?



Cây cà gai leo hay nhân gian còn gọi là cà quýnh, có tên khoa học là solanum hainanense thuộc họ cà, cây này thường mọc nhiều trong tự nhiên. Cây có thân nhỏ, dài khoảng 0.9-1.2 mét, cây có nhiều nhánh. Trên thân và lá thường có gai màu vàng, phủ nhiều lông tơ, có hoa màu trắng, nhụy màu vàng, quả khi chín thì màu đỏ và mọng nước.

Cà gai leo là cây mọc tự nhiên hoang dã, dễ sống, có thể sống ở nhiều địa hình khác nhau như đồi núi, đồng bằng hoặc bờ bụi, được phân bố ở một số vùng như: Miền núi, trung du phía bắc, miền trung, nam bộ. Các tỉnh có nhiều cà nghánh như hà nam, thái bình, thanh hóa, nghệ an…Hiện nay đã có nhiều vùng trong nước đã trồng để làm thuốc như: một số vùng ở nghệ an, hoặc các tỉnh phía bắc..

Cây cà gai leo được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây do tác dụng chữa bệnh về gan của nó, cụ thể:

Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì cây cà gai leo có chứa các thành phần hóa học như diosgenin, seponin steroid, flavonoid, acaloid solasonin và glycoalcaloid..Trong đó glycoalcaloid được chứng minh là có khả năng ức chế tế bào ung thư gan, làm giảm khả năng phát triển của xơ gan, ung thư gan và bảo vệ tế bào gan.

Viện dược liệu trung ương đã nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh gan của cây cà gai leo từ những năm 90 và thu được những kết quả khả quan, trong đó các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng:
nước sắc từ cà gai leo có tác dụng làm giảm các triệu chứng như đau mạn sườn, da vàng, mắt vàng của những người bị viêm gan siêu vi mạn tính.

Đối với bệnh nhân men gan cao thì sau một khoang thời gian sử dụng nước cà gai leo thì các chỉ số trở lại bình thường.

Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cà gai leo đối với bệnh nhân viêm gan B, nghiên cứu chỉ ra rằng: Đối với 61 bệnh nhân được thử nghiệm thì có khoảng 66, 8% đạt kết quả rất tốt, còn lại thu được kết quả trung bình và kém. Nghiên cứu cũng cho thấy đa số không có tác dụng phụ.

Từ những nghiên cứu về cà gai leo, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng cà gai leo và chế phẩm của nó có tác dụng tuyệt vời trong phòng và điều trị các bệnh về gan, trong đó đặc biệt là các bệnh như: Viêm gan B, viêm gan siêu vi B, men gan cao, xơ gan, ung thư gan..

Tác dụng chữa bênh của cà gai leo.

Chữa bệnh về gan: Sử dụng nước sắc hoặc chế phẩm từ cà gai leo để phòng và điều trị các bệnh như viêm gan B, viêm gan siêu vi, men gan cao, ung thư gan, giải độc gan…

Chữa bệnh về khớp: Nhân dân ta đã sử dụng rễ cà gai leo trong các bài thuốc về phong thấp từ lâu, ví dụ: Người ta sử dụng rễ cà gai leo, cây đau xương, rễ cây cỏ xước, rễ cây tầm xuân, vỏ cây chân chim lấy mỗi vị lấy số lượng bằng nhau, sao vàng hạ thổ sắc uống.

Ngoài ra người ta còn sử dụng cây cà gai leo trong giải rượu, giải độc do rắn cắn, chữa ho gà, chữa bệnh suyễn..

Ai có thể sử dụng cây cà gai leo?

Sử dụng cho những người mắc bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan siêu vi B mãn tính, người có men gan cao, dùng để giải độc cho gan do dùng nhiều bia rượu hoặc gan nhiễm độc, dùng để giải rượu rất tốt.

Có thể sử dụng chữa cho những người bị viêm a bi đan, người ho gà..

Sử dụng cây cà gai leo như thế nào?

Có thể thể sử dụng các chế phẩm từ cà gai leo hoặc sắc nước cà gai leo để uống.

Sử dụng chế phẩm từ cà gai leo: Có nhiều thực phẩm chức năng liên quan, nổi bật như cà gai leo ni ta..
Đối với trường hợp sắc cà gai leo để uống chúng ta có thể tham khảo cách làm như sau: Lấy 100g-cà gai leo khô, đem sao vàng rồi bỏ vào ấm nhôm hoặc ấm bằng đất, ấm sứ(ấm điện) sau đó đổ nước vừa đủ ngập thuốc, rồi đem đun sôi( ban đầu đun to lửa cho sôi, sau đó hãm nhỏ lửa) đến khi ước chừng còn khoảng 1/3 lượng nước ban đầu thì dừng. Chia lượng nước thuốc còn lại làm 2 đem uống 2 lần /ngày.

Bả thuốc còn lại làm tương tự cho ngày thứ 2( chú ý: nên đổ nước bằng 2/3 ngày đầu)

Cách trồng cà gai leo

Cây cà gai leo là cây trồng ưa sáng, khả năng chống chịu ngập kém, vì vậy nên chọn vùng đất cao, khô để trồng. Ở việt nam 3 miền bắc, trung nam đều có thể trồng được, trừ những vùng hay bị lũ lụt ngập úng.

Để trồng đạt năng xuất cao thì khâu chọ giống vô cùng quan trọng. Hiên nay có nhiều loại cà gai, nhưng chỉ có cà có hình dáng như sau được dùng để làm thuốc, đó là: thân nhỏ, cao khoảng 1 mét, có nhiều cành, trên cành và lá có nhiều gai màu vàng và có thể leo lên thân cây khác. Quả khi chín có màu đỏ, hoa màu trắng, nhụy vàng.

Vậy khi chọn hạt để làm giống cần chọn những quả chín mọng, quả to đều, sau đó đem phơi khô đến khi lớp vỏ bên ngoài chyển màu đen và bị nhăn lại. để lấy hạt thì ta bóc lớp vỏ ngoài, sau đó đem cất để màu sau dùng làm hạt gieo trồng..

Dựa vào đặc điểm sinh thái của cây cà gai leo, thì ta nên chọn vung đất cao, khô hoặc đồi núi để trồng.

Đất trước khi trồng phải được cày, bừa cho tơi xốp, sử dụng kĩ thuật đánh luống
Thông số kĩ thuật của luống: chiều rộng là 0.5-0.6m, chiều sâu từ 25- 30cm
Mật độ: khoảng 900- 1000 cây/ sào bắc bộ; mỗi luống một hàng cây, cây cách nhau khoảng 40cm, hàng cách hàng khoảng 0.7-0.8m
Hạt cà gai leo nên đươc gieo vào tháng 1 cho đến tháng 2, đến tháng 3 thì có thể bấng cây con ra để trồng tại vườn.

– Tháng 8 hoặc tháng 9 là thời gian có hể thu hoạch vì phải cần tối thiểu từ 5-6 tháng để bắt đầu thu hoach cà gai leo. Càng để lâu thì chất lượng cà gai leo càng tốt

Chăm sóc và bón phân:

– Cà gai leo có thể trồng được khi cao khoảng 15- 35 cm

– Sau khi trồng cần tưới ngay và cứ sau khoảng 3 ngày tưới một lần( nếu trời mưa thì không phải tưới)

– Nên phun thuốc diệt sâu bọ ngay, nên dùng thuốc sinh học

– Bón phân vào từng gốc cây, theo tỉ lệ cứ 1 sào trung bộ thì cần 5 tạ phân chuồng, 1.5 tạ phân vi sinh và 10kg vôi bột.

Thu hoạch và sơ chế cà gai leo

Bắt đầu có thể thu hoạch khi thời gian trồng từ 6 tháng trở lên, khi đó dược tính mới nhiều.

– Khi thu hoạch thì cắt ngang cây cách gốc từ 15-20cm, thu những quả to, phơi khô để làm giống cho vụ sau.

– Cây thu được thì chặt khúc với khoảng cách 20-30 cm phơi khô để làm thuốc.
Read More