Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Tết Âm Lịch

5 điều sai lầm khi cho con ăn dặm các mẹ nên biết

Cho trẻ ăn dặm như thế nào và cần bổ xung những gì để đảm bảo thể chất và trí tuệ của bé được phát triển tốt nhất, các mẹ hãy cùng xem nhé

Nên chọn 1 chế độ ăn dặm đầy đủ dưỡng chất cho bé, chất béo, đường, tinh bột, chất đạm…

Sự phát triển của con theo từng giai đoạn khác nhau nên các mẹ cần tham khảo ý kiến từ những người đi trước hoặc tư vấn chuyên gia. Các bạn cũng cần có những hiểu biết nhất định để sàng lọc thông tin trái chiều từ nhiều người khác nhau, trong những tháng đầu tiên khi bé mới chào đời, ngoài nguồn sữa mẹ thì bé cũng cần được bổ xung thêm dinh dưỡng bên ngoài từ ăn dặm.

1. Chỉ tập trung vào dinh dưỡng từ sữa mẹ

Rất nhiều mẹ vẫn cho rằng trong 1 năm đầu tiên khi bé chào đời thì chỉ cần uống sữa mẹ là đã đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé.
Điều này đã trở thành “kinh nghiệm truyền miệng” của rất nhiều người, còn ăn dặm chỉ đơn giản là cho bé tập làm quen với thức ăn thôi.

Nhưng đây là quan niệm sai lầm, thực tế thì sữa mẹ giàu dưỡng chất và tăng sức đề kháng rất tốt cho bé, nhưng khi bé từ 6 tháng tuổi thì lúc này lượng khoáng chất như sắt, kẽm mà cơ thể dự trữ từ trước đã bị hết dần. Tuy nhiên sữa mẹ chỉ cung cấp được 1 phần nhỏ nhu cầu. Nếu cơ thể bé bị thiếu hụt sắt và kẽm sẽ dẫn tới còi xương, chậm lớn và làm chững lại sự phát triển trí não.

Theo 1 nghiên cứu trên diện rộng tại Mỹ cho thấy tại thời điểm từ 6 tháng, nếu trẻ chỉ được bú hoàn toàn sữa mẹ mà không cần ăn dặm sẽ bị chậm lớn hơn những trẻ được ăn dặm sớm, nguyên nhân do sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của bé.

2. Chỉ bổ xung các loại thịt khi bé ở tháng thứ 10

Đây là quan niệm của hầu hết các bà mẹ hiện nay, chỉ cho bé ăn dặm các loại thịt, cá khi ở tháng thứ 10 vì họ cho rằng thịt sẽ làm ảnh hưởng dạ dày của bé, chậm tiêu. Nhưng đây lại là những ý kiến sai lầm, bởi vì từ thời nguyên thủy, tổ tiên của chúng ta đã cho con ăn thịt từ khi còn rất nhỏ, họ nhai thịt tới mềm rồi cho con ăn. Ở các nước phát triển họ đã nhận thấy điều này và cho con ăn dặm thịt cá ngay từ tháng thứ 6, bởi vì thịt chính là nguồn cung cấp sắt, kẽm đầy đủ nhất/

3. Không bổ xung chất béo từ dầu mỡ

Ngay cả những bé đã 9,10 tháng vẫn được “ăn kiêng” hoàn toàn, tức là không chế biến món ăn với nhiều dầu mỡ vì sợ khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa.

Thực tế thì bé 6 tháng tuổi đã có hệ tiêu hóa khá ổn định, vì vậy các mẹ không cần quá lo nhé. Sử dụng dầu mỡ chế biến thức ăn là rất tốt vì dầu ăn có chứa 1 lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Để yên tâm thì các bạn có thể thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu oliu.

4. Sử dụng nước hầm xương

Nhiều bà mẹ cho rằng nước xương hầm rất nhiều dưỡng chất, nhưng thực ra rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, chất béo, axit amin lại có nhiều trong rau củ và thịt hơn. Vì vậy khi hầm xương cho bé ăn dặm thì hãy sử dụng cả nước và cái nhé.

5. Nấu lại đồ ăn nhiều lần

Khi bé ăn dặm dưới 1 tuổi thì lượng thức ăn sẽ không nhiều, vì vậy các bà mẹ thường hầm 1 nổi cháo to với đầy đủ rau, củ, thịt rồi để bé ăn dần trong nhiều bữa. Nhưng thực tế việc nấu lại nhiều lần như vậy sẽ làm mất dần dưỡng chất và vitamin.

Nếu không có nhiều thời gian chế biến thì hãy nấu cháo gạo thôi nhé, mỗi bữa sẽ thêm thịt, cá đủ ăn để nấu cho bé. Đây là phương pháp khoa học, vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ mà cũng không tốn nhiều thời gian.

Tết Âm Lịch

About Tết Âm Lịch -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.