Điều đầu tiên mẹ nên làm đó là xét nghiệm thêm một lần nữa. Không hẳn kết quả của mẹ sẽ bị thay đổi nhưng để đảm bảo hơn, mẹ cần chắc chắn kết quả trên tay mình là đúng để có thể quyết định nên làm thế nào tiếp theo. Ngay khi nhận được kết quả dương tính, bà bầu bị viêm gan B cần ngay lập tức “lập hàng phòng hộ” để đảm bảo an toàn cho thai nhi vì khả năng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con khá cao.
Làm gì khi bị nhiễm virus viêm gan b đối với mẹ bầu ?
Điều đầu tiên mẹ nên làm đó là xét nghiệm thêm một lần nữa. Không hẳn kết quả của mẹ sẽ bị thay đổi nhưng để đảm bảo hơn, mẹ cần chắc chắn kết quả trên tay mình là đúng để có thể quyết định nên làm thế nào tiếp theo.Và dù mẹ không có ý định làm, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu chi tiết hơn để có thêm thông tin về tình trạng sức khỏe và chức năng gan của mẹ. Thai phụ có thể được tiêm một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG), kháng thể này sẽ giúp mẹ tránh những triệu chứng nặng của bệnh. Virut này ảnh hưởng đến gan nên mẹ cần phải tránh uống rượu hoàn toàn và không chỉ tránh trong khi mang thai.
Bà bầu nhiễm viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan hiện tại. Sau đó, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh, bao gồm cả đánh giá định kỳ chức năng gan và theo dõi tình hình cụ thể của thai nhi. Mọi người trong gia đình cũng như ông xã của bạn cũng sẽ cần xét nghiệm khả năng nhiễm virut viêm gan B.
tôi bị nhiễm virus viêm gan b| Làm gì khi bị nhiễm virus viêm gan b
Thai phụ sẽ cần phải tuân thủ theo toàn bộ nhũng chỉ định của bác sĩ cho đến khi em bé chào đời. Sau khi “mẹ tròn con vuông”, bé sẽ được tiêm kháng thể viêm gan B để bảo vệ bé khỏi nhiễm virus trong thời gian ngắn. Bé sẽ được tiêm vắc-xin viêm gan B lần đầu tiên trong vòng 12 giờ sau sinh và có thể cần tiêm thêm mũi thứ 2 và thứ 3 vào các tháng sau đó. Việc tiêm cả ba mũi vắc-xin là cần thiết để bảo vệ bé suốt đời. Đồng thời, các bác sĩ khuyến cáo tất cả trẻ em đều phải được tiêm phòng viêm gan B. Sử dụng phối hợp các kháng thể cùng thuốc chủng ngừa đạt tới 90% hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm gan B ở trẻ.Còn đối với sản phụ sau sinh, bạn vẫn cần được tiếp tục điều trị cho đến khi kết quả xét nghiệm trở về âm tính. Và nếu bạn có dự định sinh thêm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai.
Làm gì khi bị nhiễm virus viêm gan b lúc mang bầu ?
Khi mang thai, cơ thể bạn trở nên “yếu đuối” hơn rất nhiều, những “con” vi khuẩn sẽ “lợi dụng” lúc này mà xâm nhập, gây ra các triệu chứng khiến bạn khó chịu và việc uống thuốc đối với bạn lúc này cũng không phải chuyện dễ dàng gì vì một số loại thuốc có thể sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, một số bệnh như Rubella, sởi, thủy đậu…có khả năng gây ra những hậu quả đáng tiếc như dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, những loại vắc xin này có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. “Hàng tá” những lý do trên có lẽ đã đủ thuyết phục bạn lên kế hoạch tiêm ngừa trước khi mang thai rồi phải không?
Làm gì khi bị nhiễm virus viêm gan b | cần tiêm gì ?
Loại bệnh | Thời điểm tiêm ngừa | Những nguy hiểm khi không tiêm ngừa |
Rubella | Trước khi mang thai 3 tháng | Mẹ bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. |
Sởi | Trước khi mang thai 3 tháng | Nếu trong lúc mang thai bị nhiễm bệnh sởi thì nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu là rất cao, hơn nữa thai nhi có thể sẽ bị dị dạng. |
Thủy đậu | Trước khi mang thai ít nhất 1 tháng | Thai nhi có khả năng mắc phải Hội chứng thủy đâu bẩm sinh, thậm chí cả mẹ và bé đều có nguy cơ tử vong. |
Cúm | Trước hoặc trong thai kỳ vì vắc xin cúm chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm | Thai nhi có thể mắc phải dị tật bẩm sinh khi mẹ bầu bị cúm, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. |
Viêm gan siêu vi B | Trước thai kỳ, nhưng mẹ vẫn có thể tiếp tục tiêm các mũi còn lại trong thai kỳ | 90-95% trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ bị lây bệnh này nếu không có các biện pháp bảo vệ kịp thời. |
Quai bị | Trước khi mang thai 3 tháng | Gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu, nhất là khi mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. |
Ung thư cổ tử cung | Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. | Có khả năng gây tử vong hoặc phải cắt bỏ tử cung. |
Phải làm gì khi bị nhiễm virus viêm gan b và lây qua trẻ?
Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó là em bé bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B và không được tiêm kháng thể, nguy cơ lây truyền virus sang con khi sinh vào khoảng 10-20%, trừ khi bé được điều trị trong vòng 12 giờ sau sinh. Đặc biệt, nếu bạn bị nhiễm viêm gan B trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ lây truyền viêm gan B sang cho bé là 80-90%. Đọc thêm về việc sinh con năm 2017, sinh con năm 2018 tháng nào tốt.Nếu em bé bị viêm gan ngay từ khi sinh ra thì khả năng trở thành người mang virut mạn tính lên tới 90%, còn ở người lớn là 5 – 10%. Người mang virus viêm gan B mạn tính có thể làm lây lan virus gây bệnh sang cho cơ thể người khác, cũng như người bệnh có nguy cơ bị mắc các bệnh gan, chết vì bệnh gan và ung thư gan cao hơn so với người bình thường. Vì thế, khi em bé sinh ra có virus viêm gan B trong người cần được các bác sĩ chuyên về gan điều trị kịp thời nhằm làm giảm nguy cơ để lại biến chứng trong cơ thể của em bé.