Dù mệt mỏi nhưng vì sợ thuốc thang ảnh hưởng đến bé con trong bụng, vì vậy có ép mẹ bầu cũng không dám uống thuốc. Nỗi ám ảnh chuyện ăn uống có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi đối với phụ nữ mang thai là quá lớn. Dựa vào đâu để biết được thuốc cho bà bầu sẽ an toàn? Cùng Báo Phụ Nữ Số khám phá chi tiết tại bài viết dưới đây nhé
Những loại thuốc bà bầu cần uống để sinh con không dị tật
Canxi, sắt và acid folic (hay còn gọi là folat) là dưỡng chất không thể thiếu với phụ nữ mang thai giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non và khuyết tật ống thần kinh của thai nhi.
114958_Anh1.jpg
Thai nhi có nguy cơ nứt đốt sống và não úng thủy vì thiếu acid folic
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), acid folic có chức năng cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật, vi khuẩn và cần cho sự hình thành của tế bào máu. Hậu quả của thiếu hụt acid folic ở phụ nữ mang thai sẽ gây nên thiếu máu hồng cầu; Nguy cơ sẩy thai cao; Sinh non, sinh con nhẹ cân; Có thể gây nên khuyết tật của ống thần kinh thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).
Nứt đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào nhưng thông thường nhất là ở dưới thắt lưng và mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào số lượng mô thần kinh bị phô bày. Triệu chứng của tật nứt đốt sống có thể là liệt 2 chân, tiêu, tiểu không kiểm soát được hay não úng thủy (não có nước). Sự không hoàn thiện của ống thần kinh (ống thần kinh đóng không kín) xảy ra vào ngày thứ 28 sau thụ thai.
phu-nu-mang-thai-co-nen-tiem-phong-viem-gan-b-2
Do vậy phải bổ sung acid folic trước khi thụ thai thì mới có hiệu quả dự phòng khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi. Những nghiên cứu lớn trên thế giới trong vòng 30 năm trở lại đây ở Anh, Hungary, Trung Quốc… chứng minh rằng nồng độ đủ cao của acid folic trong máu người mẹ rất cần thiết cho việc đóng ống thần kinh bình thường. Những bà mẹ có nồng độ acid folic trong máu thấp có nhiều nguy cơ sinh con bị nứt đốt sống.
Nhu cầu trung bình của người trưởng thành khoảng 180-200mcg/ngày. Khi mang thai, nhu cầu này tăng lên khoảng 400mcg/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Ngoài ra còn cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN); Acid Ribo Nucleic (ARN); và protein; Hình thành nhau thai; Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; Tăng trưởng của bào thai; Và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.
Khi phát hiện có thai mới bắt đầu đảm bảo đủ khẩu phần ăn có 400mcg acid folic thì đã chậm mà nhất thiết nồng độ acid folic phải đảm bảo đủ cao vào thời điểm mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phải bổ sung đủ acid folic trước khi thụ thai. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tất cả phụ nữ dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày có 400cmg acid folic. Những thực phẩm giàu acid folic là gan động vật (bò, gà, lợn); rau có lá màu xanh thẫm, hoa lơ xanh…
Uống sắt từ khi mang thai đến sau khi sinh một tháng
Trong thai kỳ, thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt, do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Do vậy, chương trình chăm sóc thai sản đã bổ sung thuốc chứa sắt cũng như hướng dẫn cho thai phụ một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối và đủ dinh dưỡng. Bà bầu bị bệnh Rubella ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?
Để tránh tác dụng phụ của viên sắt nên uống sau bữa ăn 1- 2 giờ và giúp sắt hấp thu được tốt nên tăng sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Không uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt. Bà bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không? Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi Betacaroten thành vitamin A, giúp tạo ra Colagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).
689807.jpg
Phụ nữ ngay khi phát hiện dấu hiệu có thai nên uống ngay viên sắt, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều: 60mg sắt nguyên tố kèm theo acid folic 400mcg/ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.
Dễ xốp xương vì thiếu canxi
Một thai phụ cần 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thai kỳ sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương bà mẹ.
Vì xương là mô sống nên hàng ngày canxi đều lắng đọng và thoát khỏi bộ xương nên rất cần canxi. Việc tích lũy canxi đều đặn là rất cần thiết, nó vừa thay thế cho phần canxi mất đi vừa tạo nguồn dự trữ canxi khi các thực phẩm cung cấp không đủ. Trong trường hợp canxi thiếu do cơ thể không hấp thu đủ canxi (có thể do thiếu vitamin D) hoặc do lượng đưa vào ít thì lượng canxi bị rút ra từ xương của cơ thể người mẹ sẽ nhiều hơn, dần dần làm tiêu xương, xốp xương và dễ gãy. Canxi còn có vai trò giúp cho sự co cơ, sự đông máu và giúp hệ thần kinh gửi đi các thông tin.Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai
khi có thai cần uống thuốc gì | mang thai cần uống thuốc gì
me-nhiem-viem-gan-b-co-cho-con-bu-duoc-khong2.jpg
Tuy nhiên, một số thực phẩm có chứa oxalat và các loại hạt ngũ cốc chứa phytat, cả hai loại này gắn kết với canxi và sắt làm hạn chế một phần sự hấp thu của hai loại chất khoáng này. Vì thế, cũng như sắt thì nên uống canxi xa bữa ăn để tránh hiện tượng này. Ngoài ra, có thể bổ sung từ những thực phẩm như sữa, lá rau xanh đậm, tôm đồng, cá nhỏ ăn cả xương.
Mang thai cần uống những loại thuốc nào để sinh con không dị tật ?
Bà bầu được uống những loại thuốc nào khi mang thai
Thuốc trị đau nhức: Thuốc cho bà bầu: Tylenol, hay còn gọi là acetaminophen. Uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm, bạn không có gì phải lo lắng về sức khỏe của thai nhi. Các loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen hoặc naproxen tuyệt đối không nên uống, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, bởi nó có thể làm sụt giảm lượng nước ối trong tử cung, gây áp lực cho bé con trong bụng. Uống ibuprofen trong 3 tháng đầu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch của thai nhi, đồng thời gây ra các nguy cơ tiềm ẩn khác trong những tháng còn lại của thai kỳ.
Thuốc chữa táo bón khi mang thai:
Thuốc cho bà bầu: Metamucil, Colace, Citracel, Magnesia dạng sữa, Dulcolax. Táo bón khi mang thai là hệ quả của hormone progesterone tác động lên các cơ trơn, làm chậm quá trình đưa chất thải ra ngoài. Các loại thuốc trên nằm trong danh sách đèn xanh an toàn cho bà bầu, giúp làm mềm chất thải, nhuận tràng. Tuy nhiên, trước khi có ý định nhờ vả đến thuốc thang, bà bầu nên cố gắng trị táo bón bằng mẹo tự nhiên: Ăn nhiều chất xơ từ rau quả, trái cây.
Thuốc chữa khó tiêu, ợ nóng:
Thuốc cho bà bầu: Tums, Maalox, Mylanta, Pepcid. Lại là progesterone một lần nữa, gây ra chứng ợ nóng khó chịu trong thai kỳ. 4 loại thuốc liệt kê ở trên là loại thuốc trị khó tiêu khá nhẹ, vì vậy bạn nên thử dùng trước khi được bác sĩ kê toa Prilosec. Ngoài ra, bà bầu nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, để hạn chế tình trạng dạ dày trống rỗng, tăng nguy cơ trào ngược, đau rát cổ và ngực.
Thuốc điều trị các chứng viêm nhiễm:
Thuốc cho bà bầu: Penicillin. Nếu bị cảm hay viêm họng, penicillin chính là lựa chọn lý tưởng nhất trong những loại thuốc ho cho bà bầu. Uống thuốc kháng sinh khi mang thai vốn dĩ là băn khoăn rất lớn của mẹ bầu, nhưng với “gia đình” họ thuốc penicillin, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Chưa từng có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào của thai nhi gây ra bởi tác động của loại thuốc này. Có chăng, tetracyline và doxycyline sẽ tác động đến màu răng của bé sau khi sinh. Tốt nhất, bà bầu nên tránh dùng tetracyline và doxycyline.
có thai cần uống thuốc gì | có thai nên uống thuốc gì
nhung-vacxin-can-tiem-phong-khi-mang-thai-lan-dau2
Thuốc chữa bệnh nấm âm đạo:
Thuốc cho bà bầu: Monistat, Gynelotrimin. Nấm âm đạo không phải bệnh hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt khi “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều do lưu lượng máu tăng lên. Cảm giác khó chịu và ngứa ngáy có thể làm dịu bằng hai loại thuốc bôi dạng kem này. Đúng rằng vẫn có một sự hấp thụ nhất định của kem vào máu nhưng nó quá yếu để có thể gây ảnh hưởng đến bé con theo chiều hướng tiêu cực. Thuốc uống trị nấm âm đạo như diflucan hoặc fluconzaole theo khảo sát cho thấy đã gây ra rất nhiều ca dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng.
Thuốc trị cảm lạnh thông thường:
Thuốc cảm cho bà bầu: Benadryl, Sudafed, thuốc xịt mũi Afrin, Claratin, Robitussin DM, Vicks Formula 44, Halls. Nếu chỉ bị nhức đầu và nghẹt mũi, bà bầu không nhất thiết phải mua thuốc trị ho. Nên tìm mua đúng loại cho mối quan tâm cụ thể của bạn. Để giảm ho, chọn loại thuốc có thành phần dextromethorphan hoặc DM giúp giảm ho, guaifenesin giúp nới lỏng chất nhầy, pseudoephedrinem và phenylephrine hoặc PE giúp thông mũi.
mới có thai uống thuốc gì | có thai uống thuốc gì
cach-cham-soc-nguc-dung-cach-khi-mang-thai
Thuốc chữa bệnh cúm:
Thuốc cho bà bầu: Tamiflu. Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu trong thời gian mang thai bị suy giảm rất nhiều. Vì vậy không có gì lạ khi virus cúm có thể dễ dàng tấn công bạn bất cứ lúc nào, và rất dễ dẫn đến tử vong với những trường hợp nhiễm bệnh nặng. Cúm khác với cảm lạnh thông thường, vì gây sốt, nhiều khi sốt cao. Nhiệt độ cơ thể thai nhi vốn dĩ đã cao hơn mẹ bầu, do đó khi nhiệt độ mẹ tăng, rất dễ con sẽ đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh trong các tháng đầu và nguy cơ mẹ sinh non trong những tháng cuối. Tamiflu được xem là thuốc trị cúm an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ.
Thuốc điều trị các bệnh mẹ bầu mắc phải trước khi có thai:
(Chẳng hạn như trầm cảm, hen suyễn, động kinh, cao huyết áp mãn tính, tiểu đường) Thuốc cho bà bầu: Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ dẫn cách dùng thuốc an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ để vừa đảm bảo sức khỏe của bạn vừa giữ an toàn cho bé con. Với những bà bầu mắc các bệnh trên trước khi mang thai, mục tiêu là cung cấp lượng thuốc tối thiểu để kiểm soát bệnh và tránh rủi ro cho thai nhi.
Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2023
Khi mang thai cần uống những loại thuốc nào để sinh con không dị tật ?
About Tết Âm Lịch -
Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.