Thứ Hai, 16 tháng 10, 2023

Tết Âm Lịch

Làm thế nào để ngủ không bị chảy nước miếng

Hiện tượng ngủ hay bị chảy dãi không phải là số ít ở một vài người mà rất nhiều người gặp phải, điều này gây nhiều phiền toái và khó chịu. Vậy làm thế nào để ngủ không bị chảy nước miếng, để không còn ngại ngùng mỗi buổi sáng bạn thức dậy nữa? Có cách chữa chảy nước miếng khi ngủ hay không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân chảy nước dãi khi ngủ cùng Meovatchobangai để có thể chưã dứt điểm hiện tượng này tại đây.
nguyên nhân chảy nước miếng khi ngủ

Nhiều bạn không biết hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ là bệnh gì, có nguy hiểm và cách trị chứng chảy nước miếng khi ngủ dứt điểm có khó không? Trước tiên bạn cần biết nguyên nhân liệu mình có rơi vào trong các trường hợp được lie ẹt kê ra nhưu tại đây không để có cách chữa trị tốt nhất.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước miếng khi ngủ, như thần kinh căng thẳng vì phải suy nghĩ, làm việc quá sức; viêm miệng; tư thế ngủ không đúng…

Chứng tiết nước dãi nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là bệnh nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến nước bọt và có liên quan đến yếu tố thần kinh.
Một trong số những lý do khiến chúng ta chảy nước dãi là khi ngủ chúng ta thở bằng miệng chứ không phải thở bằng mũi như thông lệ.
Chảy nước miếng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nhưng nếu thường xuyên chảy nước miếng ngay cả khi ngủ thì được xem là bệnh lý, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Sự kích thích làm hưng phấn các tuyến nước bọt do nhiều nguyên nhân, như: ăn nhiều đồ gia vị quá cay và nóng, ăn bữa ăn tối quá no; trạng thái căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ có kèm theo tật nghiến răng; đường tiêu hóa không tốt, viêm hoặc loét dạ dày; giấc ngủ không bình thường, có trạng thái lo âu…

Theo đông ý thì “Chảy nước miếng khi ngủ” là một danh từ của Đông y, chỉ hiện tượng bệnh lý của suy nhược tì khí. Đa phần do ăn uống không điều độ, mệt mỏi quá sức, hoặc do cơ thể suy nhược trong thời gian dài gây ra. Tì có tác dụng chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong thực phẩm và vận chuyển nước trong cơ thể…Khi tì suy sẽ khiến các quá trình trên không được điều tiết như bình thường, gây ra các vấn đề về dinh dưỡng, thiếu máu…

Tì suy khiến các cơ quan trong cơ thể không lấy được đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó sẽ dẫn đến các biểu hiện như: tinh thần mệt mỏi, người không có sức lực, sắc mặt vàng vọt; thường buồn ngủ sau khi ăn, hoặc chướng bụng sau ăn, đại tiện có hiện tượng tiêu chảy; tay chân dễ lạnh, hay hụt hơi, lưỡi viêm phù; mạch yếu, không có lực…

làm thế nào để ngủ không bị chảy nước miếng

Để tránh hiện tượng này xảy ra cần đảm bảo mũi chúng ta luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nên tập cách thở một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể dùng ống thông hơi để làm sạch xoang khi bạn thở (đặt trên ngực) hoặc dùng một bát hơi nước và khăn tắm phủ lên đầu. Khi bạn thở trong điều kiện nước ấm sẽ kích thích xoang và làm sạch đường dẫn.
tư thế ngủ như thế nào là đúng

Bạn nên kiểm tra lại xem mình có đang ngủ đúng tư thế hay không, nếu không hãy thay đổi như sau:

Nếu cơ thể bạn có xu hướng cuộn tròn thì hãy để gối ôm hay gối mỏng bên cạnh hoặc trên ngực khi ngủ. Điều này khiến bạn không thể nằm ngủ nghiêng một cách thoải mái do vô thức. Ngoài ra, có thể nhờ ai đó kéo bạn nằm ngửa ra khi thấy bạn nằm ngửa.
Ngủ với tư thế ngửa, thẳng người. Nếu tư thế bạn nằm khiến nước miếng chảy ra ngoài nghĩa là bạn đang tạo ra tư thế “hoàn hảo” cho chứng này tung hoành đấy. Vì thế, bạn nên nằm ngửa, thẳng người và kê đầu lên gối, khi đó nước bọt sẽ chảy về đáy hàm và ra ngoài, cơ thể sẽ ít có phản xạ tự nhiên là lật úp hơn.

cách trị chứng chảy nước miếng khi ngủ

Ngoài 02 cách thay đổi tư thế ngủ như trên thì bạn còn có thể xem qua các cách chữa chảy nước miếng khi ngủ như sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Tránh stress: Việc suy nghĩ căng thẳng sẽ khiến chức năng thần kinh thực vật rối loạn, khiến não phát ra tín hiệu sai, gây chảy nước miếng.
Bạn cũng cần kiểm tra xem mình có dị tật về răng lợi hay không? Và đặc biệt, cần vệ sinh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.
Lựa chọn đúng thực phẩm sẽ có tác dụng bổ tì ích khí. Các thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá, có tác dụng tỉnh tì khai vị như: hạt dẻ, sơn dược, nho, mã thầy, nấm hương, cà rốt, táo tàu, đậu ván…
Nên ít ăn các thực phẩm tính hàn mát, dễ gây tổn thương cho tì như mướp đắng, dưa chuột, bí đao, cà, hồng, chuối tiêu, lê, dưa hấu…

Nếu như đã thay đổi các tư thế ngủ, xoay trở đủ cách như trên nhưng hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ thì bạn nên đi khám ở phòng khám chuyên khoa tai mũi họng và thần kinh.

Tết Âm Lịch

About Tết Âm Lịch -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.