Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan rất nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng mẹ bầu.
Khi mang thai, khả năng miễn dịch của chị em rất kém nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus xâm nhập và gây bệnh như virus viêm gan A, virus rubella, virus viêm gan B… Khi bị nhiễm virus viêm gan B, mẹ bầu thường có các triệu chứng như sốt vào buổi chiều, vàng da, buồn nôn, chán ăn…
Nhiễm viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan và ung thư gan. Lúc này, việc tiêm phòng chính là biện pháp phòng ngừa viêm gan B hữu hiệu nhất. Vậy mẹ bầu có nên tiêm phòng viêm gan B khi mang thai? Việc tiêm phòng này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Nếu phát bệnh mà không được điều trị đúng cách hay tích cực phối hợp điều trị triệt để thì từ viêm gan B cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mãn tính. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì viêm gan B mạn tính sẽ dễ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan. Trong quá trình sinh nở hay khi bà bầu bị sảy thai, mẹ bầu dễ bị máu đông hoặc gan mất chức năng chống độc nên rơi vào tình trạng hôn mẹ, thậm chí là có thể tử vong.
Viêm gan B gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan và có thể dẫn đến bệnh xơ gan và ung thư gan
Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B?
Nước ta thuộc khu vực lưu hành cao của virus viêm gan B vì thế tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Phụ nữ mang thai tốt nhất cần đi xét nghiệm để tầm soát bệnh viêm gan B. Nếu kết quả là âm tính thì mẹ bầu có thể chờ sau khi sinh thì đi tiêm phòng. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ phải tiêm luôn nếu rơi vào những trường hợp sau:
- Người chồng bị mắc viêm gan B.
- Nếu trong gia đình có người mắc viêm gan B.
- Nếu công việc của bạn có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B như y tá, bác sĩ…
- Bệnh nhân truyền máu. lọc máu,…
Còn nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì mẹ bầu cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B ngay. Các loại vắc xin viêm gan B hiện nay đang được sử dụng để kích hoạt kháng thể nên rất an toàn cho phụ nữ mang thai và không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ không cần phải lo lắng. Ngoài ra, vắc xin còn có thể tạo nên rất nhiều phản ứng miễn dịch tốt cho cơ thể, có thể đảm bảo virus không có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. tìm hiểu về dấu hiệu mang thai & dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết rằng để loại vắc xin này hoạt động hiệu quả nhất thì cần phải tiêm chủng trước khi mang thai vài tháng. Vì vậy, để tránh nguy cơ cao bị nhiễm bệnh khi mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai khoảng 3 – 4 tháng.
Thông thường vắc xin viêm gan B có 3 mũi tiêm. Lịch tiêm phòng được áp dụng hiện nay là 0 – 1 – 6. Tức là mũi 1 tiêm sau khi biết mình có thai, mũi 2 tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi 3 tiêm sau mũi 1 ít nhất 6 tháng. Sau khi tiêm khoảng 3 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ anti-HBs, tức là lượng kháng thể ngăn ngừa virus viêm gan B. Nếu nồng độ này đạt ít nhất 100UI/l thì cơ thể mẹ bầu đã có khả năng miễn dịch cao. Nếu nồng độ này không đạt, mẹ bầu cần được tiêm 1 mũi nhắc lại trong vòng 1 năm.
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh khi mang thai
Những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan b cho phụ nữ mang thai
– Trước khi tiêm vắc xin, mẹ bầu cần xét nghiệm xem mình có bị nhiễm bệnh hay không. Nếu bị nhiễm thì mẹ cần nhận tư vấn bác sĩ về cách điều trị để giảm khả năng lây nhiễm thấp nhất cho thai nhi. Còn những mẹ có nguy cơ bị nhiễm cũng cần phải tiêm vắc xin luôn.
– Vắc xin viêm gan B có tác dụng khoảng 90% và lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 15 năm sẽ được tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên đối với nước ta có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus nên có thể không cần tiêm mũi này.
– Khi mẹ bầu bị cảm cúm, sốt, ho hay mắc các bệnh về khớp, thận, xơ gan… cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi tiêm phòng.
– Mẹ bầu cần ở lại cơ sở y tế sau khi tiêm khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng với vắc xin, đề phòng xảy ra các phản ứng sốc phản vệ.
Khi mang thai, khả năng miễn dịch của chị em rất kém nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus xâm nhập và gây bệnh như virus viêm gan A, virus rubella, virus viêm gan B… Khi bị nhiễm virus viêm gan B, mẹ bầu thường có các triệu chứng như sốt vào buổi chiều, vàng da, buồn nôn, chán ăn…
Nhiễm viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan và ung thư gan. Lúc này, việc tiêm phòng chính là biện pháp phòng ngừa viêm gan B hữu hiệu nhất. Vậy mẹ bầu có nên tiêm phòng viêm gan B khi mang thai? Việc tiêm phòng này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Nếu phát bệnh mà không được điều trị đúng cách hay tích cực phối hợp điều trị triệt để thì từ viêm gan B cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mãn tính. Điều này đặc biệt nguy hiểm vì viêm gan B mạn tính sẽ dễ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan. Trong quá trình sinh nở hay khi bà bầu bị sảy thai, mẹ bầu dễ bị máu đông hoặc gan mất chức năng chống độc nên rơi vào tình trạng hôn mẹ, thậm chí là có thể tử vong.
Viêm gan B gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan và có thể dẫn đến bệnh xơ gan và ung thư gan
Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B?
Nước ta thuộc khu vực lưu hành cao của virus viêm gan B vì thế tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Phụ nữ mang thai tốt nhất cần đi xét nghiệm để tầm soát bệnh viêm gan B. Nếu kết quả là âm tính thì mẹ bầu có thể chờ sau khi sinh thì đi tiêm phòng. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ phải tiêm luôn nếu rơi vào những trường hợp sau:
- Người chồng bị mắc viêm gan B.
- Nếu trong gia đình có người mắc viêm gan B.
- Nếu công việc của bạn có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan B như y tá, bác sĩ…
- Bệnh nhân truyền máu. lọc máu,…
Còn nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì mẹ bầu cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B ngay. Các loại vắc xin viêm gan B hiện nay đang được sử dụng để kích hoạt kháng thể nên rất an toàn cho phụ nữ mang thai và không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ không cần phải lo lắng. Ngoài ra, vắc xin còn có thể tạo nên rất nhiều phản ứng miễn dịch tốt cho cơ thể, có thể đảm bảo virus không có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. tìm hiểu về dấu hiệu mang thai & dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết rằng để loại vắc xin này hoạt động hiệu quả nhất thì cần phải tiêm chủng trước khi mang thai vài tháng. Vì vậy, để tránh nguy cơ cao bị nhiễm bệnh khi mang thai, chị em phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai khoảng 3 – 4 tháng.
Thông thường vắc xin viêm gan B có 3 mũi tiêm. Lịch tiêm phòng được áp dụng hiện nay là 0 – 1 – 6. Tức là mũi 1 tiêm sau khi biết mình có thai, mũi 2 tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi 3 tiêm sau mũi 1 ít nhất 6 tháng. Sau khi tiêm khoảng 3 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ anti-HBs, tức là lượng kháng thể ngăn ngừa virus viêm gan B. Nếu nồng độ này đạt ít nhất 100UI/l thì cơ thể mẹ bầu đã có khả năng miễn dịch cao. Nếu nồng độ này không đạt, mẹ bầu cần được tiêm 1 mũi nhắc lại trong vòng 1 năm.
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh khi mang thai
Những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan b cho phụ nữ mang thai
– Trước khi tiêm vắc xin, mẹ bầu cần xét nghiệm xem mình có bị nhiễm bệnh hay không. Nếu bị nhiễm thì mẹ cần nhận tư vấn bác sĩ về cách điều trị để giảm khả năng lây nhiễm thấp nhất cho thai nhi. Còn những mẹ có nguy cơ bị nhiễm cũng cần phải tiêm vắc xin luôn.
– Vắc xin viêm gan B có tác dụng khoảng 90% và lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 15 năm sẽ được tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên đối với nước ta có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus nên có thể không cần tiêm mũi này.
– Khi mẹ bầu bị cảm cúm, sốt, ho hay mắc các bệnh về khớp, thận, xơ gan… cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi tiêm phòng.
– Mẹ bầu cần ở lại cơ sở y tế sau khi tiêm khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng với vắc xin, đề phòng xảy ra các phản ứng sốc phản vệ.