Để không thiếu acid folic và sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ (heo, bò), gan heo, gan gà, rau có màu xanh đậm như bó xôi, cải xanh, bông cải xanh, các loại đậu, ngũ cốc, cam, chuối, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Một lưu ý là acid folic rất dễ mất đi trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao, do đó cần chế biến nhanh các loại thực phẩm để tránh thất thoát lượng vi chất dinh dưỡng quan trọng này.
Tuy nhiên, cần lưu ý là phụ nữ mang thai là đối tượng dễ thiếu hụt sắt và acid folic, và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai dưỡng chất tối cần thiết này thông qua ăn uống là không đủ.
Dự phòng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu acid folic không khó, chỉ cần uống bổ sung viên thuốc chứa acid folic và sắt mỗi ngày, nhưng liều lượng thì cần có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa.
Sai lầm khi dùng thực phẩm bổ sung hoặc thuốc chứa acid folic và sắt là gì?
Uống với nước trà (chè): trà cản trở sự hấp thu sắt, nên chỉ uống với nước lã đun sôi để nguội. Nước trà chỉ nên uống ngoài bữa ăn và cách bữa ăn khoảng 1 giờ.
Uống chung với thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng: sắt không được hấp thu.
Uống chung với tetracyline: gây giảm hấp thu sắt.
Tuy nhiên, cần lưu ý là phụ nữ mang thai là đối tượng dễ thiếu hụt sắt và acid folic, và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai dưỡng chất tối cần thiết này thông qua ăn uống là không đủ.
Dự phòng thiếu máu do thiếu sắt và thiếu acid folic không khó, chỉ cần uống bổ sung viên thuốc chứa acid folic và sắt mỗi ngày, nhưng liều lượng thì cần có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa.
Sai lầm khi dùng thực phẩm bổ sung hoặc thuốc chứa acid folic và sắt là gì?
Uống với nước trà (chè): trà cản trở sự hấp thu sắt, nên chỉ uống với nước lã đun sôi để nguội. Nước trà chỉ nên uống ngoài bữa ăn và cách bữa ăn khoảng 1 giờ.
Uống chung với thuốc kháng acid trị viêm loét dạ dày – tá tràng: sắt không được hấp thu.
Uống chung với tetracyline: gây giảm hấp thu sắt.