Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Tết Âm Lịch

Hướng dẫn cách làm sữa chua tại nhà

Sữa chua có rất nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài việc tốt cho việc tiêu hóa, sữa chua còn là thần dược giúp làm đẹp da, giữ dáng, ngoài ra, đây còn là món ăn tuyệt vời cho mọi người trong những ngày nắng nóng


Thay vì mua sữa chua đóng hộp sẵn, bạn cũng có thể tự làm sữa chua tại nhà, vẫn đảm bảo thơm ngon và an toàn thực phẩm mà lại rất đơn giản.


Cách 1.Làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi

Nguyên liệu: 1 - 2 hộp sữa chua, 1/2 hộp sữa đặc có đường, 1 lít sữa tươi, hộp thủy tinh, hủ đựng sữa chua.

Cho hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi vào hộp thủy tinh, trộn đều, sau đó cho vào lo vi sóng khoảng 5 phút, hoặc bạn có thể cho hỗn hợp lên bếp, đun sôi.

Để hỗn hợp nguội chút, khi cảm giác còn hơi ấm nóng, thì đổ sữa chua mua sắn vào, trộn đều.

Cho hỗn hợp vào hủ đựng sữa chua, sau đó tiến hành ủ

Cách ủ sữa chua (Trong thời gian ủ sữa chua không nên di chuyển đồ ủ để tránh sữa chua không đông được và ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua)

Có rất nhiều cách ử sữa chua nhưng để món ăn đảm bảo đúng công thức bạn nên thực hiện theo phương pháp sau:

Ủ sữa chua bằng thùng xốp: xếp các hủ sữa chua vào thùng xốp, sau đó đổ nước ấm sao cho ngập khoảng 2/3 hũ sữa chua. Sau đó đóng nắp thùng xốp lại và ủ khoảng 5 – 6 tiếng đồng hồ.

Ủ sữa chua bằng nồi thường: xếp hũ sữa chua vào nồi rồi đổ nước nóng già đến miệng hũ sau đó đậy kín lại rồi ủ khoảng 5 – 6 tiếng hoặc ủ qua đêm.

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện: xếp tất cả sữa chua vào nồi cơm điện rồi đổ nước nóng già sao cho ngập khoảng 2/3 hũ sữa chua rồi để trong khoảng thời gian 7 – 8 tiếng đồng hồ cho sữa đông lại.

Ủ bằng máy: chỉ cần cho sữa chua vào máy rồi bật ở chế độ ủ và để trong thời gian khoảng 6 – 7 tiếng nếu mùa hè và 7 – 8 tiếng nếu là mùa đông.

Ủ bằng lò nướng: bật lò nướng ở nhiệt độ khoảng 200 độ C và để khoảng 15 phút sau đó bật nút tắt. Cho sữa chua vào lò rồi đóng cửa lại và để khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ.

Sữa chua sau khi ủ xong sẽ đông đặc lại, bạn hãy lấy ra và cho vào tủ lạnh cất ăn dần.

Cách 2: Cách làm sữa chua từ sữa tươi

Nguyên liệu: 1 lít sữa tươi (loại chưa thanh trùng), 2 hộp sữa chua có đường, Đường cát trắng, hộp thủy tinh, hủ đựng sữa chua.

Đun sôi sữa tươi bằng lửa vừa, khi thấy sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp, cho vào ít đường.

Cho 2 hộp sữa chua vào nồi sữa tươi rồi khuấy nhẹ, rót hỗn hợp ra các hũ sữa chua. Sau đó tiến hành ủ sữa chua. Sau khi ủ xong thì cất vào ngăn mát tủ lạnh


Cách 3: Cách làm sữa chua bằng lò vi sóng

Món sữa chua sẽ có lợi cho tiêu hóa và trẻ hóa làn da của chị em và để đảm bảo món ăn ngon cần có công thức làm theo đúng tỷ lệ, quy trình. Sau khi thành phẩm món sữa chua phải sánh mịn và có độ cứng vừa phải.

Nguyên liệu: nửa lon sữa đặc, 1 hộp sữa chua, 2 bịch sữa tươi không đường (loại 200ml), hũ đựng bằng thủy tinh, lò vi sóng, hộp thủy tinh.

Cho hỗn hợp 1 sữa tươi và sữa đặc và hộp thủy tinh, trộn đều, sau đó cho vào lò vi sóng, bật ở mức cao nhất trong 5 phút, sau đó lấy ra ngoài.

Cho tiếp phần sữa tươi còn lại vào hỗn hợp, trộn đều, tiếp tục cho hộp sữa chua vào rồi khuấy đều. Rót hỗn hợp vào các hủ đựng sữa chua.

Xếp các hũ sữa chua vào lò vi sóng, bật công suất trung bình khoảng 1,5 phút rồi, sau khoảng 1 tiếng rưỡi bạn lại văn thêm 1,5 phút để hâm nóng sữa lên. Trong thời gian ủ sữa chua bạn không nên di chuyển để tránh hiện tượng tách nước.

Bước 4. Thời gian ủ sữa chua khoảng 6 – 8 tiếng thì bỏ sữa chua ra ngoài và để trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 – 5 tiếng đồng hồ là có thể mang ra sử dụng.

Một số vấn đề thường gặp khi làm sữa chua

Không phải lúc nào món sữa chua của bạn cũng thành công, thơm ngon như ý muốn. Một số tình trạng thường gặp:

Sữa chua bị nhớt

Nhìn bên ngoài sữa chua rất đặc, có thể dốc ngược mà không bị đổ, nhưng khi xúc thì thấy sữa bị dính lằng nhằng giống như lòng trắng trứng, khi múc lên miếng sữa chua không tách rời ra mà có thêm một phần kéo theo giống như phô mai nướng trên pizza.

Nguyên nhân

– Sữa chua được ủ quá lâu trong nhiệt độ không ổn định (thấp hơn so với mức cần thiết)

– Trộn men làm sữa chua không đúng cách, men chưa hết lạnh

– Không khử trùng dụng cụ cẩn thận hoặc môi trường ủ sữa chua không sạch, dẫn đến sữa chua bị nhiễm khuẩn

– Do ảnh hưởng từ hàm lượng protein trong sữa và do loại men.

Sữa có vị bột hoặc nhám

– Đảm bảo khuấy tan hoàn toàn sữa bột trong hỗn hợp sữa lỏng
– Sữa bị dịch chuyển nhiều hoặc va chạm mạnh trong quá trình ủ
– Do trộn men cái với sữa không đều.

Sữa bị tách nước

Hiện tượng: Xuất hiện lớp nước màu vàng nhạt trên bề mặt sữa chua, lớp nước này vẫn có thể uống được và chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân

– Nhiệt độ ủ hơi cao quá

– Xê dịch, lay động, quấy đảo sữa trong quá trình ủ

– Do trong sữa có hàm lượng kháng sinh cao, ức chế men trong sữa, hạn chế hoạt động của men nên thời gian lên men dài hơn và dễ tách nước.

Sữa không đủ chua có thể tăng cường thời gian ủ để sữa lên men tuy nhiên không ủ quá lâu vì sẽ khiến sữa chua quá ăn mất ngon.

Sữa không đủ ngọt: Cần tăng lượng sữa đặc

Sữa không chua và không đông

Nguyên nhân

– Chất lượng men kém: Men cũ, ít vi khuẩn men hoặc vi khuẩn men hoạt động yếu

– Sữa có dư lượng kháng sinh cao làm ảnh hưởng đến men

– Do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao làm chết men

Tết Âm Lịch

About Tết Âm Lịch -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.