Nội tiết tố nữ estrogen là một món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho chị em phụ nữ. Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến vẻ đẹp và tâm sinh lý của người phụ nữ, nếu bổ sung estrogen không hợp lí sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Estrogen là gì?
Estrogen là nội tiết tố nữ (hay còn gọi là hoóc-môn sinh dục nữ), bao gồm 3 nhóm hoóc-môn: Estrone, estradiol và estriol. Estrogen được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng và mức độ sản xuất estrogen phụ thuộc vào từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt của phụ nữ.
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện các chức năng sinh lý của bộ phận sinh dục nữ ở bên trong cũng như tạo nên vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Estrogen kiểm soát sự phát triển của nội mạc tử cung trong giai đoạn đầu của kinh nguyệt, giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ như tử cung, buồng trứng, âm đạo và sự thay đổi của bộ ngực ở tuổi dậy thì và lúc mang thai.
Cùng với đó, estrogen giúp chị em có làn da rạng rỡ, mịn màng hơn, một thân hình mềm mại, hấp dẫn, mái tóc mượt mà, khoẻ mạnh, đặc biệt giúp phụ nữ có đời sống tình dục viên mãn, từ đó góp phần duy trì hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra, Estrogen có tác dụng bảo vệ tốt hệ tim mạch, phòng ngừa loãng xương, giúp tử cung phát triển và hoạt động tốt, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, từ đó tạo điều kiện cho sự thụ tinh, nâng cao khả năng thụ thai.
Dấu hiệu nhận biết và tác động của sự thiếu hụt estrogen
Một người phụ nữ khoẻ mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài một phần rất lớn là nhờ vào mức độ cân bằng của nội tiết tố nữ estrogen. Tuy nhiên, sự thiếu hụt estrogen khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về vẻ đẹp và tâm sinh lý, đặc biệt ở mỗi độ tuổi có biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau.
Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì từ 12 – 16 tuổi là giai đoạn lượng estrogen tương đối dồi dào, kích thích để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, từ đó các bộ phận cơ thể như ngực, bắp đùi và hông phát triển, làn da mịn màng, giọng nói trở nên nhẹ nhàng, trong trẻo hơn.
Ở lứa tuổi dậy thì vẫn có một số bạn gái bị thiếu hụt estrogen, biểu hiện như: thấp bé, còi xương, da dẻ kém mềm mại… nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản sau này.
Chính vì thế, ba mẹ nên chú ý đến các biểu hiện phát triển của con trong giai đoạn dậy thì, từ đó bổ sung estrogen thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi.
Thiếu hụt estrogen khó có khả năng mang thai
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, lượng estrogen tự nhiên sản sinh ra không đều và bị gián đoạn do mang thai và sinh nở. Estrogen không đủ có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai hoặc thiếu sữa sau khi sinh.
Bên cạnh đó, thiếu hụt estrogen ở độ tuổi sinh sản còn làm giảm ham muốn cũng như chứng khô âm đạo, khiến chị em có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Cùng với đó, sự thiếu hụt estrogen dẫn tới nguy cơ loãng xương sớm và bệnh xơ vữa động mạch ở phụ nữ.
Thiếu hụt estrogen chủ yếu ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Đặc biệt, tình trạng thiếu estrogen thường xảy ra ở phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là điều không thể tránh khỏi do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung.
Thiếu hụt estrogen sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến da bị khô, sạm, không có sự đàn hồi, bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ, các vết nám, đồi mồi, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, thiếu hụt estrogen còn ảnh hưởng nặng nề tới tâm thần kinh, hệ vận mạch, gây ra các cơn bốc hoả, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi cũng như làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang, loãng xương… Thậm chí, mức độ estrogen trong cơ thể bất thường còn có thể báo hiệu nguy cơ ung thư buồng trứng hoặc các bệnh ở tuyến thượng thận.
Nhiều chị em phụ nữ tìm đến việc bổ sung estrogen hay còn gọi là liệu pháp hoóc-môn thay thế. Liệu pháp bổ sung estrogen giúp phụ nữ lấy lại vóc dáng và vẻ đẹp, phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, cải thiện đời sống “vợ chồng”.
Tuy nhiên, liệu pháp hoóc-môn thay thế cũng có nhiều nguy hiểm. Nếu dùng không đúng chỉ định và điều trị kéo dài, có thể gây nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp…
Tiến Sĩ. Bác Sĩ. Lê Thị Thu Hà (Trưởng Khoa Sản M – Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) cho biết: Trên thực tế, khi thấy những thay đổi của cơ thể, nhiều chị em tự ý bổ sung các loại thuốc tăng cường nội tiết tố mà không biết chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, tăng cân, tức ngực, rong kinh, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung…
Do đó, trước khi quyết định bổ sung estrogen bằng thuốc, chị em nên đi khám tại các chuyên khoa sản phụ để được làm các xét nghiệm đo nồng độ các hormone nữ của mình.
Bổ sung estrogen tự nhiên bằng thực phẩm dinh dưỡng
Để tăng cường nội tiết tố nữ, chị em phụ nữ nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc tăng cường sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như:
Đậu nành và tinh chất mầm đậu nành: Đậu nành rất giàu thành phần estrogen thảo dược, loại Isoflavone với ba loại chính là Daidzein, Genistain, Glyctein. Các thành phần này có tác dụng chống lão hóa và kích thích quá trình sản sinh estrogen trong cơ thể.
Tuy nhiên, BS.ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia khuyên chị em phụ nữ chỉ nên ăn vừa đủ, 1 đến 2 lần trong tuần. Ngoài ra, các loại hạt đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ cũng có chứa rất nhiều estrogen tự nhiên, giúp chị em cân bằng hormone trong cơ thể.
Thiếu hụt estrogen gây bốc hoả, đổ mồ hôi, mất ngủ, chóng mặt
Bên cạnh đậu nành và tinh chất mầm đậu nành, chị em phụ nữ có thể tìm đến những thực phẩm khác như tỏi, hạt mè, hạt điều, hạt đậu phông. Ngoài ra, chị em phụ nữ có biểu hiện thiếu hụt estrogen nên tránh ăn những thực phẩm nhiều ngọt và béo, nên ăn thịt nạc, thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin C như kiwi, cà chua, cam, quýt, cà rốt, súp lơ, rau diếp cá,…
Đồng thời, phụ nữ nên kết hợp với các phương pháp thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể chất, kéo dài tuổi thanh xuân. Chính chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh, hợp lý là cách cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.
Estrogen là gì?
Estrogen là nội tiết tố nữ (hay còn gọi là hoóc-môn sinh dục nữ), bao gồm 3 nhóm hoóc-môn: Estrone, estradiol và estriol. Estrogen được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng và mức độ sản xuất estrogen phụ thuộc vào từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt của phụ nữ.
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện các chức năng sinh lý của bộ phận sinh dục nữ ở bên trong cũng như tạo nên vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Estrogen kiểm soát sự phát triển của nội mạc tử cung trong giai đoạn đầu của kinh nguyệt, giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ như tử cung, buồng trứng, âm đạo và sự thay đổi của bộ ngực ở tuổi dậy thì và lúc mang thai.
Cùng với đó, estrogen giúp chị em có làn da rạng rỡ, mịn màng hơn, một thân hình mềm mại, hấp dẫn, mái tóc mượt mà, khoẻ mạnh, đặc biệt giúp phụ nữ có đời sống tình dục viên mãn, từ đó góp phần duy trì hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra, Estrogen có tác dụng bảo vệ tốt hệ tim mạch, phòng ngừa loãng xương, giúp tử cung phát triển và hoạt động tốt, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, từ đó tạo điều kiện cho sự thụ tinh, nâng cao khả năng thụ thai.
Dấu hiệu nhận biết và tác động của sự thiếu hụt estrogen
Một người phụ nữ khoẻ mạnh cả bên trong lẫn bên ngoài một phần rất lớn là nhờ vào mức độ cân bằng của nội tiết tố nữ estrogen. Tuy nhiên, sự thiếu hụt estrogen khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về vẻ đẹp và tâm sinh lý, đặc biệt ở mỗi độ tuổi có biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau.
Thiếu hụt estrogen ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì từ 12 – 16 tuổi là giai đoạn lượng estrogen tương đối dồi dào, kích thích để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, từ đó các bộ phận cơ thể như ngực, bắp đùi và hông phát triển, làn da mịn màng, giọng nói trở nên nhẹ nhàng, trong trẻo hơn.
Ở lứa tuổi dậy thì vẫn có một số bạn gái bị thiếu hụt estrogen, biểu hiện như: thấp bé, còi xương, da dẻ kém mềm mại… nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản sau này.
Chính vì thế, ba mẹ nên chú ý đến các biểu hiện phát triển của con trong giai đoạn dậy thì, từ đó bổ sung estrogen thông qua chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi.
Thiếu hụt estrogen khó có khả năng mang thai
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, lượng estrogen tự nhiên sản sinh ra không đều và bị gián đoạn do mang thai và sinh nở. Estrogen không đủ có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai hoặc thiếu sữa sau khi sinh.
Bên cạnh đó, thiếu hụt estrogen ở độ tuổi sinh sản còn làm giảm ham muốn cũng như chứng khô âm đạo, khiến chị em có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Cùng với đó, sự thiếu hụt estrogen dẫn tới nguy cơ loãng xương sớm và bệnh xơ vữa động mạch ở phụ nữ.
Thiếu hụt estrogen chủ yếu ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Đặc biệt, tình trạng thiếu estrogen thường xảy ra ở phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là điều không thể tránh khỏi do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung.
Thiếu hụt estrogen sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến da bị khô, sạm, không có sự đàn hồi, bắt đầu xuất hiện các nếp nhăn và chảy xệ, các vết nám, đồi mồi, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, thiếu hụt estrogen còn ảnh hưởng nặng nề tới tâm thần kinh, hệ vận mạch, gây ra các cơn bốc hoả, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu, mệt mỏi cũng như làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang, loãng xương… Thậm chí, mức độ estrogen trong cơ thể bất thường còn có thể báo hiệu nguy cơ ung thư buồng trứng hoặc các bệnh ở tuyến thượng thận.
Nhiều chị em phụ nữ tìm đến việc bổ sung estrogen hay còn gọi là liệu pháp hoóc-môn thay thế. Liệu pháp bổ sung estrogen giúp phụ nữ lấy lại vóc dáng và vẻ đẹp, phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, cải thiện đời sống “vợ chồng”.
Tuy nhiên, liệu pháp hoóc-môn thay thế cũng có nhiều nguy hiểm. Nếu dùng không đúng chỉ định và điều trị kéo dài, có thể gây nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp…
Tiến Sĩ. Bác Sĩ. Lê Thị Thu Hà (Trưởng Khoa Sản M – Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) cho biết: Trên thực tế, khi thấy những thay đổi của cơ thể, nhiều chị em tự ý bổ sung các loại thuốc tăng cường nội tiết tố mà không biết chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, tăng cân, tức ngực, rong kinh, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung…
Do đó, trước khi quyết định bổ sung estrogen bằng thuốc, chị em nên đi khám tại các chuyên khoa sản phụ để được làm các xét nghiệm đo nồng độ các hormone nữ của mình.
Bổ sung estrogen tự nhiên bằng thực phẩm dinh dưỡng
Để tăng cường nội tiết tố nữ, chị em phụ nữ nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc tăng cường sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như:
Đậu nành và tinh chất mầm đậu nành: Đậu nành rất giàu thành phần estrogen thảo dược, loại Isoflavone với ba loại chính là Daidzein, Genistain, Glyctein. Các thành phần này có tác dụng chống lão hóa và kích thích quá trình sản sinh estrogen trong cơ thể.
Tuy nhiên, BS.ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia khuyên chị em phụ nữ chỉ nên ăn vừa đủ, 1 đến 2 lần trong tuần. Ngoài ra, các loại hạt đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ cũng có chứa rất nhiều estrogen tự nhiên, giúp chị em cân bằng hormone trong cơ thể.
Thiếu hụt estrogen gây bốc hoả, đổ mồ hôi, mất ngủ, chóng mặt
Bên cạnh đậu nành và tinh chất mầm đậu nành, chị em phụ nữ có thể tìm đến những thực phẩm khác như tỏi, hạt mè, hạt điều, hạt đậu phông. Ngoài ra, chị em phụ nữ có biểu hiện thiếu hụt estrogen nên tránh ăn những thực phẩm nhiều ngọt và béo, nên ăn thịt nạc, thực phẩm nhiều chất xơ và vitamin C như kiwi, cà chua, cam, quýt, cà rốt, súp lơ, rau diếp cá,…
Đồng thời, phụ nữ nên kết hợp với các phương pháp thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể chất, kéo dài tuổi thanh xuân. Chính chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh, hợp lý là cách cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên, hiệu quả nhất.